Trồng những loại rau nào là hợp lí nhất trên ban công nhà bạn?

Trải nghiệm trồng rau ở ban công chung cư

Bên cạnh nhiều lợi ích và sức khoẻ mà vườn rau ở ban công tại các nhà chung cư mang lại, các vườn rau xanh này còn giúp làm mát và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Trồng rau tại nhà còn là phương pháp giúp cung cấp một lượng thực phẩm xanh, sạch và an toàn sức khoẻ cho cả gia  đình nhỏ của bạn. Vậy để có được những trải nghiệm trồng rau ở ban công chung cư một cách thuận lợi nhất thì cần có những kỹ thuật cơ bản nào và thiết kế vườn ra sao để đảm bảo duy trì tốt sự phát triển của cây trồng?

Mục lục:

  1. Các vật dụng cần thiết khi trồng rau trên ban công chung cư.
  2. Các loại rau nên trồng trên ban công.
  3. Các loại vườn mái thông dụng nhất hiện nay.

 

1. Các vật dụng cần thiết khi trồng rau trên ban công chung cư.

Dựa trên nhiều tiêu chuẩn và những phương pháp trồng rau xanh tiết kiệm chi phí nhất thì bạn nên lựa chọn các loại khay trồng rau thông minh bằng nhựa nguyên sinh, các loại bầu ươm hoặc túi ươm cây vải địa,.. Các loại vật dụng này có khả năng giúp cây trồng của bạn có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với không gian hạn hẹp thường thấy tại khu vực ban công. Với các loại khay ươm sẽ có các ưu điểm nổi bật như gọn nhẹ, có thể xếp chồng lên nhau, tuổi thọ khay trồng cao hơn so với các loại thùng xốp bình thường. Có thể hạn chế được tình trạng thùng xốp vỡ hoặc nước thấm đọng trên nền nhà gây ẩm thấp hoặc úng rễ cây. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế mà bạn hãy đưa ra những lựa chọn đầu tư phù hợp nhất cho bản thân bạn nhé. Bên cạnh các vật dụng trồng rau, bạn cũng nên trang bị đầy đủ vật dụng tưới cây phù hợp, dụng cụ chăm sóc, cắt tỉa cây trồng, đất sạch và phân bón.

Ngoài ra, việc thiết kế và lắp đặt một khu vườn hợp lý cho từng loại diện tích ban công sẽ là một vấn đề khác cần phải đưa ra nhiều phương án đối đa nhất. Vấn đề cần lưu ý trước mắt sẽ là lắp đặt một hệ thống thoát nước và tưới cây phù hợp. Về cấn đề thoát nước, phương pháp đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất là lắp đặt một hệ thống các tấm vỉ thoát nước trên bề mặt sàn ban công, bên trên có thể lót một lớp cỏ nhân tạo. Phương pháp này vừa có thể đáp ứng khả năng thoát nước nhanh chóng của ban công, vừa giúp sàn bê tông tránh tình trạng đọng nước, ẩm thấp, gây ra các vấn đề nấm mốc và các loại mầm bệnh không mong muốn. Bạn cũng có thể tận dụng các tấm vỉ nhựa thoát nước này kê dưới các chậu trồng rau ngoài ban công. Với các khoang thoát nước lớn, các tấm vỉ sẽ đảm bảo hiệu quả thoát nước nhanh chóng sau khi tưới nước với dòng chảy lớn hoặc các trận mưa to từ môi trường.

Một số loại thảo mộc thích hợp trồng tại sân vườn
Vườn rau xanh tốt tự tay gieo trồng sẽ cho những trải nghiệm thật tuyệt vời.

 

2. Các loại rau nên trồng trên ban công.

Trong giai đoạn đầu, khi mới bắt đầu thi công và lắp đặt mô hình trồng rau tại ban công ở cá chung cư, căn hộ khi chưa có nhiều kinh nghiệm về việc trồng và chăm sóc cây xanh. Bạn nên lựa chọn những loại rau hoặc cây xanh dễ trồng và ưu nắng như xà lách, bạc hà, rau diếp cá, cải xanh, các loại rau thơm như húng quế, rau mùi,… các loại rau nấu canh như rau muống, rau dền,… Các loại rau này sẽ có đặc tính dễ trồng và chăm sóc so với các loại cây leo như bầu bí, khổ qua, dưa leo,… với các loại cây này, khi có một số kinh nghiệm trồng trọt và chăm sóc cây trồng nhất định, bạn hãy thử trồng nhé. Bên cạnh đó, đối với các loại rau ưu nắng, bạn hãy đặt chúng tại các vị trí nhận được lượng ánh nắng mặt trời trực tiếp mỗi ngày. Bên dưới dàn rau đó, bạn có thể thêm vào một vài khay trồng các loại rau ưu mát, việc này vừa giúp tận dụng được tối đa khoảng diện tích hạn chế, vừa tạo nên sự đa dạng về nguồn ra xanh ngay tại chính ngôi nhà của bạn.

 

Các thành tựu trong cảnh quan mà vỉ thoát nước đạt được là rất lớn
Các thành tựu trong cảnh quan mà vỉ thoát nước đạt được là rất lớn

Với một số ban công không có mái che, bạn nên dùng loại lưới chuyên dụng như lưới lan để che chắn và giảm bớt lượng ánh nắng gay gắt hoặc lưu lượng mưa quá lớn tác động trực tiếp lên cây trồng. Việc làm này vừa giúp cây tránh tình trạng rũ lá do thiếu nước với lượng nhiệt quá lớn, hoặc xối gốc khi lượng mưa lớn tạt vào. Đồng thời, hệ thống lưới che còn có thể hạn chế được tối đa tình trạng đất rơi vãi ra ngoài nếu mưa quá to, gây tắt nghẽn hệ thống thoát nước bên dưới.

 

3. Mẹo nhỏ khi thi công, sử dụng các tấm vỉ thoát nước.

 Để đảm bảo được chất lượng vật liệu và công trình trong xuyên suốt quá trình sử dụng, việc lưu ý các chi tiết nhỏ khi lắp ráp các tấm vỉ sẽ là một hạng mục quan trọng. Sau đây là một số mẹo và lưu ý khi gia cố, lắp đặt hệ thống thoát nước này:

  • Sử dụng keo, cao su dán,…: Đây là các loại sản phẩm hoá học thường được dùng trong thi công và cố định vỉ vào các thành đứng, các bồn hoa,… các miếng vỉ sẽ không gây phản ứng hoá học gì với những chất này. Vậy nên việc sử dụng các loại chất này là điều không cần lo lắng.
  • Các chất hoá học trong phân bón: Ngoài những loại phân bón vi sinh thì phân hoá học, đất trồng chứa các tạp chất cũng không gây ảnh hưởng lên cấc tạo của các tấm vỉ bên dưới.
  • Diện tích vải địa nhiều hơn: Khi sử dụng kết hợp vải địa và vỉ thoát nước, bạn nên chú ý diện tích của vải địa sẽ luôn nhiều hơn một chút so với diện tích của các tấm vỉ thoát nước. Do khả năng che phủ của vải địa phải được bọc kín ở khắp các góc, cạnh của công trình. Lấy ví dụ như nếu sử dụng 1m2 vỉ thoát nước gồm 9 tấm vỉ nhỏ có kích thước 333×333 mm thì bạn nên chuẩn bị 1.2m2 vải địa bạn nhé.
Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại vỉ thoát nước cảnh quan thông dụng cho các công trình vườn mái, vườn xanh hiện nay. Nếu bạn có những thắc mắc nào về sản phẩm, hãy liên hệ ngay với Ecocell để nhận được sự tư vấn miễn phí nhé!

 

Đọc thêm: Các yếu tố phong thuỷ trong thi công cảnh quan sân vườn.

Share on facebook
Share on twitter
Share on pinterest